Friday, September 30, 2011

Các loại protein phức tạp

Như trên đã trình bày, protein phức tạp là loại protein khi thuỷ phân ngoài phần protein đơn giản, còn có thêm nhóm ghép. Phụ thuộc vào nhóm ghép mà protein phức tạp có tên gọi tương ứng. Sau đây ta xét từng loại:
1. Glucoprotein
Nhóm ghép của loại này là những dẫn xuất của glucid, có thể ở dưới dạng quan hoá như glucosamin, galactosamin, manosamin chúng liên kết với phần protein bằng những liên kết đồng hoá trị.
Glucoprotein có vai trò quan trọng trong cấu tạo của nhiều loại mô chống đỡ và bảo vệ ví dụ trong sụn xương, trong cấu tạo của kháng nguyên và kháng thể.
Glucoprotein hay gặp trong cơ thể động vật thường chia làm hai loại:
* Mucin: là những chất thường có nhiều trong nước bọt, nước mắt, dịch nhờn bao khớp, dịch mô liên kết, dịch nang bào, niêm dịch. Mucin ở niêm mạc dạ dày, ruột, niệu quản có tác dụng bảo vệ cơ giới và hoá học. Nhóm ghép của mucin là hợp chất acid
Tác dụng của mucin là để làm giảm các ma sát cơ học nhằm bảo vệ các cơ quan
(như niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày…).
* Mucoid: có nhiều ở mô bào như:
- Ở sụn có chondromucoid
- Ở xương có osteomucoid
- Ở lòng trắng trứng có ovomucoid và nhiều chất nữa ở gân, giác mạc mắt, thuỷ tinh thể…
Ngoài ra một số glucoprotein có chức năng sinh học quan trọng như hon non kích thích tuyến sinh dục: FSH, prolanA chứa 20% glucid, LH chứa hơn 20% glucid.
Trên màng tế bào có những cấu trúc miễn dịch đặc thù của mỗi cơ thể sinh vật có bản chất là glucoproteid. 1
2. Phosphoprotein
Là protein phức tạp khi thuỷ phân cho các acid amin và acid phosphoric (H3PO4) các aciớ phosphoric nối với protein bằng mạch este qua nhóm OH của serin hoặc treonin trong phân tử protein.
Loại protein này thường có tính toan và đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của động vật non.
Đại diện điển hình có thể kể là:
- Casein: là protein chủ yếu của sữa.
- Ovovitelin và vinh lòng đỏ trứng
- Ictulin trứng cá.
Thành phần của các loại này chứa đầy đủ 20 loại acid amin và rất cân đối nên tỷ lệ hấp thụ khá cao và là những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt.
3. Chromoprotein (chữ Hy Lạp: Chroma – màu sắc)
Đây là những protein mang màu sắc như hemoglobin trong máu có màu đỏ, clorofil trong lá cây có màu xanh…
Sở dĩ có màu vì nhóm ghép của chromơprotein thường là những cấu trúc phức tạp, tạo nên các màu sắc khác nhau do có chứa một hay nhiều nguyên tử kim loại như Fe, Mg, Cu…
Phần nhiều chromoprotein tham gia vào các quá trình trao đổi khí
Ví dụ: Hemoglobin vận chuyển O2 và CO2 giữa phổi và mô bào Mioglobin dự trữ O2 cho cơ.
Catalase phân giải H2O2 thanh O2 Và H2O. Một số đại diện chính của nhóm này là:
3.1. Hemoglobm (còn gọi là huyết sắc tố, ký hiệu là Hb)
Hemoglobin được Huyn-ne-phan tìm ra 1840. Đó là loại protein có nhiều trong hồng cầu, thành phần của nó gồm:
- Phần protein đơn giản là globin chiếm 94% trọng lượng Hb
- Phần nhóm ghép là nhân Hẻm chiếm 6%
Trọng lượng phân tử của Hb gần 67.000. Chức năng của Hb là vận chuyển khí giữa phổi và mô bào
* Cấu tạo
Hemoglobin được cấu tạo từ protein – globin và nhóm ghép là hẻm. Cấu tạo của hẻm được Nenski và Fisher tiên ra.
Cấu trúc hem của hemoglobin: Hem là liên kết, mà phân tử của nó gồm nguyên tử ít 2 và 4 vòng pyrol. Bốn vòng pyrol đó nối với nhau bằng dây metyl (= CH- ) – đó là cốt porfin. Cất porfm gắn với 2 gốc Vinyl (- CH = CH2) 4 gốc metyl (- CH3) và 2 gốc acid ropionic tạo thành dạng protoporfưúl. Protoporfin liên kết với sắt 2 chính là nhân hẻm (hình trên).
Ngoài hoá trị chính ra, sắt còn nối với 2 nguyên tử Nitơ bằng hai liên kết phụ (biểu diễn bằng đường chấm).
Mỗi phân tử hemoglobin có 4 tiểu phần protein: hai tiểu phần α và 2 tiểu phần β. Mỗi tiểu phần gắn với một hẻm. Như vậy phân tử hemoglobin có 4 hem. Cách liên kết giữa hẻm và globin chưa được xác định rõ. Theo nhiều tài liệu của nhiều tác giả thì liên kết này xuất hiện giữa sắt và nhỏ của nhân imidazol của phân tử histidin trong globin.
* Tính chất của hemoglobin và các dân xuất của nó
Khi tác động với acid hoặc kiềm, hẻm – sắt hai sẽ thành hẻm – sắt ba: Fe2+ Fe3+ và có tên là hematin.
Chức năng sinh lý của hemoglobin thể hiện ở tính liên kết với các loại khí như O2, CO, NOTuỳ áp lực riêng của chúng, sự liên kết này thực hiện qua mạch phụ của nguyên tử sắt với globin nên không bền và các khí sẽ dễ đẩy nhau tuỳ áp suất mỗi loại.
Có mấy liên kết và dẫn suất của hemoglobin là:
- Oxyhemoglobin Hb.O2 (với oxy)
- Carboxyhemoglobin Hb.Co (với oxyt carbon)
- Met-hemoglobin Hb.OH (khi Hb bị oxy hoá thành dạng ferric)
+ Ở tế bào phổi: áp suất riêng của oxy cao nên nó dễ liên kết với hẻm. Đây là liên kết hờ, nguyên tử sắt 2 không thay đổi hoá trị, nên không phải là phản ứng oxy – hoá. Hb.O2 tạo cho máu có màu đỏ tươi.
Khi tới mạch quản ở các mô, áp suất riêng của oxy thấp nên khí này thoát ra và được dùng vào các nhu cầu sinh hoá học.
+ Ở mô bào: CO2 (khoảng 20% tổng số CO2 thải ra) sẽ liên kết với globin qua nhóm quan cuối cùng thành carboxyhemoglobin.
Phần chủ yếu (gần 80%) CO2 liên kết với kiềm của huyết tương và hồng cầu thành những bicarbonat như NaHCO3, KHCO3 rồi mới đến phổi, chuyển sang dạng acid carbonic và thải theo hơi thở.
Khi trong không khí có gần 1% thể tích Co thì gần 95% Hb hoá thành Hb.Co vì vậy việc lấy O2 bị trở ngại làm cho cơ thể bị ngạt. Nếu tăng áp suất riêng của oxy (cho thở oxy) thì Co bị đẩy khỏi Hb và chữa được ngạt.
Khi Hb bị tác động bởi chất oxy hoá như femxyanua kim (K3[Fe (CN~ oxyt nào thì Hb → Hb.OH có sắt ba.
Nếu HbOH sinh nhiều, chức năng hô hấp của máu sẽ bị trở ngại. Để lâu Hb.OH bị phân ly trả Hb về dạng cũ.
Đó là cơ sở giải độc HCN (chất này biến Hb thành cyanomet – hemoglobin) bằng xanh metylen (chuyển Hb.CN khó phân ly sang dạng Hb.OH dễ phân ly).
Tương quan giữa hemoglobin và các dẫn suất của nó như oxyhemoglobin, carboxyhemoglobin và methemoglobin có thể biểu diễn như sau:
3.2. Mioglobin
Mioglobin là sắc tố của cơ, cũng có nhóm ghép là hẻm chứa sắt như hemoglobin. Nhóm globin của mioglobin đặc trưng theo loài, trọng lượng phân tử trung bình 17.000.
Khác với hemoglobin, nhóm ghép của mioglobin chỉ chứa một nguyên tử sắt, vì vậy mà phân tử protein của nó chỉ có một nhân hẻm. Tuy có cấu tạo đơn giản hơn hemoglobin nhưng ái lực của nó đối với oxy mạnh hơn hemoglobin. ở cơ nhất là cơ tim, vai trò dự trữ oxy của mioglobin (dưới dạng oxymioglobin) rất quan trọng: hiện tượng này đảm bảo cho cơ hoạt động khỏi bị đói O2 trong trường hợp sự nạp O2 bị gián đoạn tạm thời (nín thở, ngụp lặn…)
Ví dụ: ở người, cơ thể dự trữ 2450ml O2 trong đó 354ml có trong mioglobin. Lượng dự trữ này rất lớn ở những động vật sống ở nước như Hải Cẩu.
Màu đỏ của cơ do mioglobin tạo nên.
4. Lipoprotein
Lipoprotein là liên kết gồm nhiều phức chất của protein và lipid. Độ bền của mối liên kết protein – lipid không cố định.
Lipoprotein có tính hoà tan trong nước, nhưng không hoà tan trong các dung môi hữu cơ (như đe, cloroform…)
Chức năng sinh học của nhóm này gồm nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là chức năng cấu tạo vách tế bào và cấu tạo các tiểu khí quan tế bào như ty lạp thể.
Người ta cho rằng tính bán thẩm và tính hấp thụ đặc hiệu của tế bào là do lớp vỏ lipoprotein quyết định.
Trong máu và mô bào có mấy chất hpoprotein quan trọng như: Tromboplastin (giúp cho quá trình đông máu)
Lipoprotein huyết thanh (có phần protein là globin)
- Rodopsin võng mạc mắt là loại lipoprotein tham gia vào hoạt động thị giác.
- Nội độc tố của nhiều vi khuẩn cũng có cấu trúc là lipoprotein. Ví dụ: nội độc tố của vi khuẩn lao, brucena…
5. Nucleoprotein
Đây là loại hợp chất hữu cơ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh học. Người ta tìm thấy chúng ở những sinh vật đơn giản nhất (như nguyên sinh động vật) đến những động vật cao đẳng nhất (như loài có vú). Ngay các siêu vi khuẩn (vứus) cũng có thành phần chủ yếu là các nucleoprotein. Qua các nghiên cứu về di truyền học, tổ chức học, sinh hoá học người ta có thể nói chắc chắn rằng: Nucleoprotein có quan hệ trực tiếp đến các quá trình sống chủ yếu của mọi sinh vật như tính di truyền, biến dị, khả năng tổng hợp protein.
Nucleoprotein gồm 2 thành phần chủ yếu:
- Protein đơn giản (thường là protein kiềm tính như protamin và histon) – Nhóm ghép là acid nucleic.
Do tầm quan trọng của lớp nucleoprotein đối với sự sống nên chúng ta sẽ nghiên cứu tỷ mỹ chúng ở một chương riêng.

0 nhận xét:

Post a Comment