Monday, October 24, 2011

Diệt muỗi an toàn và hiệu quả

Bình xịt muỗi đang được sử dụng phổ biến ở các gia đình, trường học... Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, có thể bị ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ có thai và trẻ em.
Nên diệt muỗi như thế nào và dùng loại thuốc nào cho hợp lý, vừa đạt hiệu quả diệt muỗi, vừa bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình?
Trước hết, phải hiểu rõ chu trình phát triển của loài muỗi, diệt muỗi là phải diệt tất cả các giai đoạn phát triển của muỗi chứ không chỉ diệt muỗi trưởng thành, như vậy mới đạt hiệu quả tối ưu. Muỗi thường sinh sản nơi nước đọng như ao hồ, bể nước mưa, các chai lọ để bừa bãi. Muốn diệt muỗi trước hết phải loại trừ các nơi sinh sản của chúng:
- Thường xuyên xử lý các vật chứa nước xung quanh nhà và đậy nắp tất cả các bể, lu chứa nước.
- Thường xuyên tát cạn các vũng nước tù đọng, thả cá (bảy màu).
- Nhà cửa phải giữ thoáng mát, sáng sủa, tránh tạo ra các góc tối, treo móc quần áo.
- Sử dụng lưới chống muỗi cho các phòng trong nhà.
Các loại thuốc thông dụng trên thị trường đều có ghi rõ thành phần hóa học. Hai nhóm hoạt chất chính là pyrethroid (tetramethrin, cybermethrin, permethrin, iminoprothrin, prallethrin...) và carbamat (propoxur).
Nhóm pyrethroid ít nguy hiểm nhưng khi người ta hít phải khoảng trên 30 ml thì chúng sẽ gây ngộ độc, thậm chí đe dọa tính mạng (do co thắt cơ trơn hô hấp, ức chế hệ thần kinh trung ương...).
Ngộ độc carbamat gây ức chế không hồi phục men cholinesterase, làm giảm nhịp tim, tụt huyết áp, tăng tiết dịch, làm co thắt cơ trơn (phế quản) gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, mờ mắt, có thể gây tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Carbamat còn có khả năng sinh ung thư ảnh hưởng lên hệ sinh sản và sự phát triển thể chất nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Trước khi xịt muỗi phải thông báo cho các thành viên gia đình (nhất là trẻ em, người già, phụ nữ có thai) tránh đi chỗ khác. Tập trung xịt vào các chỗ tối; khi xịt phải mang găng tay, khẩu trang (nếu có kính che mắt càng tốt), tránh để thuốc dính lên da. Xịt xong, đóng kín cửa phòng khoảng 20 phút để diệt hết muỗi, sau đó mở cửa sổ để thuốc bay ra ngoài, khi nào không còn mùi thuốc mới được vào phòng.
Diệt muỗi sốt xuất huyết bằng bẫy hạt tiêu
Chiếc bẫy sử dụng một loại hợp chất chiết xuất từ hạt tiêu giúp diệt trứng và ấu trùng muỗi đã giảm đáng kể tỉ lệ bệnh sốt xuất huyết ở một số vùng của Phillipine.
Ông Nuna Almanzor, GĐ của Viện phát triển công nghệ thuộc Sở Y tế Philippine cho biết, Viện đã phát triển một công thức đặc biệt để tăng cường hoạt tính chống muỗi trong chiết xuất hạt tiêu đen.
Cụ thể, muỗi cái sẽ bị thu hút vào màu đen của chiếc bẫy và đẻ trứng lên đó. Chiếc bẫy chính là một thanh gỗ màu đen được nhúng ngập dưới nước chứa chất chống muỗi đặc biệt chiết xuất từ hạt tiêu đen.
Sễ có ít nhất 98% số trứng muỗi đẻ vào đó không nở. Và chỉ có 2% số trứng muỗi sẽ nở và trưởng thành; lúc đó chúng ta sẽ diêt bằng các giải pháp khác. Almanzor cho biết.
Tuy nhiên, thành phần cụ thể của chất chống muỗi nói trên chưa được công bố vì vấn đề sở hữu trí tuệ và Viện vẫn đang chờ được chấp thuận bằng sáng chế.
Chiếc bẫy đã được thử nghiệm ở 2 tỉnh phía nam Manila của Philippin vào tháng Hai vừa rồi cho thấy, các trường hợp sốt xuất huyết giảm mạnh trong 6/2011 so với cùng kỳ năm 2010.
Tương tự, ở Northern Samar, các trường hợp sốt xuất huyết giảm từ 74 người xuống không 0. Ở Leyte, giảm từ 190 người  xuống còn 3 người.
Trong khi đó, số ca sốt xuất huyết ở khu vực không áp dụng loại bẫy mới vẫn cao.
Ông Almanzor cho biết, Viện đã thỏa thuận với 2 công ty để thương mại hóa các viên thuốc chứa chiết xuất hạt tiêu - một gói sản phẩm từ 5 - 10 viên có giá chỉ khoảng 2 cent Mỹ (khoảng 500 VND), còn chiếc bẫy muỗi có thể tự làm hoặc mua với giá chưa tới 20 cent Mỹ (khoảng 4000 VND). Mỗi viên thuốc đủ để bẫy muỗi trong một tuần hoặc 4 chiếc bẫy như vậy để lắp quanh nhà.
Sở Y tế Philippin dự định đẩy mạnh loại bẫy này ở những nơi có tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết cao.
Nelia Salazar - nhà tư vấn của Viện nghiên cứu Bệnh nhiệt đới thuộc Sở KH-CN Philippin cho biết đây có thể là công nghệ tốt nhất hiện nay dành cho chiến dịch chống lại bệnh sốt xuất huyết so với các biện pháp như loại bỏ nước đọng, phun thuốc diệt muỗi, phát tán muỗi biến đổi gen.

0 nhận xét:

Post a Comment